
Nguyên nhân khiến tôm chậm lớn:
1. Do con giống kém chất lượng:
Tôm giống kém chất lượng khi bố mẹ sinh sản nhiều hoặc do quá trình chăm sóc và vận chuyển chưa đúng cách, tôm nhiễm mầm bệnh.
Giải pháp:
- Lựa chọn con giống của nhà sản xuất có uy tín.
- Kiểm tra bệnh trên tôm trước khi thả nuôi, hoặc đưa mẫu tôm tới trung tâm kiểm dịch tôm giống.
2. Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP:
Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc với các dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nặng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn.
Giải pháp:
- Cần phải tách những con tôm còi ra khỏi ao nuôi bằng cách dùng giỏ tre nhỏ để dụ bắt tôm.
3. Thức ăn chất lượng kém:
Thức ăn có đầy đủ dinh dưỡng giúp tôm nuôi tăng trưởng tốt, lớn nhanh và có sức đề kháng với mầm bệnh. Lựa chọn thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nơi quy định là một trong những nguyên nhân tôm giảm ăn, chậm lớn, khó phát triển.
Giải pháp:
- Chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường.
- Thức ăn nuôi tôm cần được bảo quản đúng cách, tránh đặt dưới sàn nhà ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào sẽ làm giảm chất lượng của thức ăn.
4. Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn:
Thả nuôi với mật độ dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh chậm lớn ở tôm thẻ.
Giải pháp:
- Nuôi tôm thâm canh với mật độ thích hợp là dưới 100 con/ m2 (ao đất) và 200 con/ m2 (ao bạt).
- Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, Hỗn hợp HTMAXigest giúp tôm ăn khỏe và nước ao nuôi tốt.
5. Bệnh phân trắng mãn tính
Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần.
Giải pháp:
- Khi phát hiện tôm bị bệnh phân trắng cần có biện pháp điều trị kịp thời và trị dứt điểm.
- Sau đó bổ sung Hỗn hợp HTMAXigest vào thức ăn cho tôm để cải thiện hệ vi sinh vật, giúp tôm hấp thụ chất dinh dưỡng.
6. Tôm mắc các bệnh gây chậm lớn
– Hội chứng chậm tăng trưởng (MSGS)
Dấu hiệu bệnh lý: màu tối khác thường, đánh dấu màu vàng sáng bất thường, râu giòn, tương quan khác biệt về kích thước. Không có dấu hiệu bệnh lý vi mô rõ ràng.
Nguyên nhân không chắc chắn nhưng có sự hiện diện của virus Laem-Singh (LSNV).
– Bệnh còi ở tôm sú (Monodon Baculovirus – MBV)
Dấu hiệu bệnh lý tôm có màu tối hoặc xanh tái, xanh xẫm. Tôm kém ăn, hoạt động yếu và sinh trưởng chậm (chậm lớn). Các phần phụ và vỏ kitin có hiện tượng hoại tử, có nhiều sinh vật bám (ký sinh trùng đơn bào, tảo bám và vi khuẩn dạng sợi). Gan tuỵ teo lại có màu trắng hơi vàng, thối rất nhanh. Tỷ lệ chết tích lũy có thể cao tới 70%.
Nguyên nhân: virus MBV (Monodon baculovirus) và virus HPV (Hepatopancreatie parvovirus)
– Bệnh vi bào tử trùng
Tôm chậm lớn do EHP ký sinh trong hệ thống ống gan tụy và làm cho tôm không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Dấu hiệu bệnh ở ao nuôi: không có dấu hiệu đặc biệt của bệnh chỉ nghi ngờ với sự xuất hiện của sự tăng trưởng chậm bất thường trong ao;
Nhiễm trùng phải được xác nhận bằng kính hiển vi hoặc phương pháp phân tử.
Nguyên nhân do: ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Biện pháp phòng:
- Không dùng tôm giống có nhiễm mầm bệnh EHP, BMV, HPV… Xét nghiệm con giống, tuyệt đối không để cua còng vào ao, diệt giáp xác thật kỹ khi thả nuôi.
- Dùng Hỗn hợp HTMAXigest để cắt tảo, tẩy dọn ao, bể nuôi như, diệt khuẩn môi trường ao nuôi.
- Nuôi tôm đúng mùa vụ, quản lý chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ thức ăn về chất và lượng. Không để tôm sock trong quá trình nuôi.
7. Lạm dụng kháng sinh để phòng bệnh cho tôm
- Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trị bệnh cho tôm: dùng đúng liều đúng chu trình 5-7 ngày tránh lờn thuốc.
- Không sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, vì sẽ gây lờn thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.