Hết nỗi lo tôm chậm lớn

Khi được hỏi thì 100% hộ nuôi tôm đều trả lời “Kỳ vọng lớn nhất của tôi cho vụ nuôi là: tôm nuôi phát triển tốt, nhanh lớn, cho năng suất cao, bán được giá”.
Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng đạt được kỳ vọng này. Trong mỗi vụ nuôi, bà con vẫn gặp phải tình trạng tôm chậm lớn, tệ hại hơn là tình trạng chậm lớn kéo dài làm giảm năng suất vụ nuôi khiến nhiều hộ nuôi không có lợi nhuận (thậm chí là lỗ vốn) khi thu hoạch.

Để giải quyết được tình trạng này đòi hỏi người nuôi cần nắm được nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu để có biện pháp khắc phục tốt nhất. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng tôm chậm lớn? và khi gặp phải tình trạng này chúng ta nên làm gì?

1. Do con giống kém chất lượng
Tôm giống kém chất lượng khi bố mẹ sinh sản nhiều hoặc do quá trình chăm sóc và vận chuyển chưa đúng cách. Do đó, khi lựa chọn giống bà con cần phải sàng lọc lựa chọn những con giống khỏe, bởi nhà sản xuất uy tín. Cần phải kết hợp sử dụng kỹ thuật PCR để kiểm tra.
2. Tôm bị nhiễm bệnh còi EHP
Tôm thẻ chân trắng chậm lớn, còi cọc với các dấu hiệu bơi lờ đờ, bắt mồi kém, nặng hơn là chết rải rác trong một thời gian ngắn. Nếu trường hợp này, bà con cần phải tách những con tôm còi ra khỏi ao nuôi bằng cách dùng rỏ tre nhỏ để dụ bắt tôm.
3. Mật độ thả nuôi dày, sinh khối lớn
Thả nuôi với mật độ dày nên các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh châm lớn ở tôm thẻ. Vì thế, bà con nên nuôi tôm thâm canh với mật độ thích hợp là dưới 100 con/ m2(ao đất) và 200 con/ m2 (ao bạt). Thường xuyên bổ sung thêm các khoáng chất, men tiêu hóa giúp tôm ăn khỏe và nước ao nuôi tốt.
4. Thức ăn không đảm bảo chất lượng
Lựa chọn thức ăn kém chất lượng, bảo quản không đúng nơi quy định là một trong những nguyên nhân tôm giảm ăn, chậm lớn, khó phát triển. Bà con cần phải chọn thức ăn đủ chất dinh dưỡng ở những cơ sở uy tín trên thị trường.
5. Tôm chậm lớn do bị nhiễm bệnh phân trắng
Bệnh phân trắng cũng là một trong những nguyên nhân tôm chậm lớn, lúc này tôm không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm còi cọc, yếu và chết dần.
6. Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng
Vi bào tử trùng hay còn gọi là Enterocytozoon hepatopenaei là loại ký sinh trong tế bào gan tụy của tôm, chúng hấp thu hết những chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm không đủ khả năng tăng trưởng và lột xác.
7. Bà con lạm dụng quá nhiều kháng sinh trong phòng và trị bệnh
Việc lạm dụng quá nhiều kháng sinh có thể làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm, giảm khả năng hấp thụ khiến tôm chậm lớn.
Khuyến cáo: Không nên dùng kháng sinh phòng bệnh cho tôm giống và tôm nuôi, sử dụng quá nhiều có thể gây kháng thuốc và giảm khả năng chuyển hóa thức ăn của tôm.
Ngoài các nguyên nhân trên thì nước ao nuôi xấu, bẩn cũng là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, còi cọc. Người nuôi cần phải thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố như độ kiềm, NO2, NH3…
Hiện tượng tôm chậm lớn tuy không nguy hiểm trực tiếp tới tôm nuôi nhưng làm giảm năng suất vụ nuôi – điều mà tất cả bà con đều không mong muốn. Do đó cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này kịp thời.

Biện pháp khắc phục hiện tượng chậm lớn ở tôm

Khi phát hiện tôm còi cọc, lười ăn, bà còn cần phải tìm hiểu nguyên nhân tôm chậm lớn là do đâu, và thực hiện các biện pháp sau:
– Chọn thức ăn chất lượng, xuất sứ rõ ràng, đủ chất dinh dưỡng bảo quản đúng điều kiện quy định tránh ẩm mốc, hết hạn sử dụng,…
– Theo dõi và cho ăn với lượng thức ăn vừa phải, tránh thức ăn dư thừa rơi xuống đáy ao.
– Trong quá trình nuôi cần bổ sung thêm chế phẩm enzyme:
  • Sử dụng HT Maxigest Aqua Clean để nhanh chóng giảm nhớt bạt đối với ao nuôi tôm siêu thâm canh Phân hủy mùn bã hữu cơ, xác tảo, thức ăn dư thừa nhanh chóng giúp cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi; Tăng cường bổ sung vi sinh vật có lợi trong ao, hạn chế sự phát triển các loại tảo độc (tảo đỏ, tảo sợi, tảo lam,…); Giảm khí độc trong ao như NO , NH , …
  • Bổ sung HT Maxigest Aqua Care nhằm bổ sung ezymes và lợi khuẩn ức chế vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đường tiêu hóa, bệnh phân trắng, phân đứt đoạn; Giúp nở to đường ruột; Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)
  • Bổ sung HTMAXigest Aqua Immune nhằm Hỗ trợ tăng cường miễn dịch, kích thích tăng trưởng, tăng tỷ lệ sống; Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, rút ngắn thời gian nuôi; Hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe nhanh sau khi sử dụng kháng sinh, hóa chất.
Bà con nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên tôm nuôi, khi xảy ra dịch bệnh cần xác định đúng nguyên nhân khiến tôm còi cọc, chậm lớn để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bà con cũng nên lựa chọn những thực phẩm được chế biến từ các nhãn hiệu uy tín, đặc biệt là giữ mật độ nuôi thích hợp và vệ sinh ao nuôi, luôn tạo hệ vi sinh vật cân bằng trong ao tôm để tránh sự phát sinh mầm bệnh và sự lây nhiễm để việc nuôi tôm được đảm bảo thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0858775778