Vai trò của Bacillus subtilis đối với ngành nuôi trồng thủy sản

Kháng sinh từ lâu đã được sử dụng vào thức ăn cho động vật và thủy sản với mục đích nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phòng trị một số vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn đã dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, tạo nên một mối nguy hại cho sức khỏe của động vật và người tiêu dùng.

Giải pháp bổ sung probiotic (lợi khuẩn Bacillus subtilis) được áp dụng rộng rãi đặc biệt là trong ngành nghề thủy sản, vừa có tác dụng phòng trị bệnh cho tôm cá, vừa có vai trò quan trọng đối với quá trình làm sạch đáy ao, xử lý nước ao, giúp tăng cường hiệu quả nuôi trồng, giảm chi phí thuốc trị bệnh và đồng thời cải thiện được môi trường sống của cho tôm cá.

Tác động của Bacillus subtilis đối với vi khuẩn và môi trường

Bacillus subtilis
– Là vi khuẩn hiếu khí, ưa oxy nhưng lại có khả năng phát triển trong điều kiện thiếu oxy
– Nó có khả năng tồn tại được ở nhiều môi trường khắc nghiệt, bất lợi: nghèo dinh dưỡng, nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp, pH không ổn định, môi trường có tia tử ngoại, tia phóng xạ nhờ vào khả năng sinh bào tử.
– Khi bổ sung vào đường tiêu hóa, nó không bị acid và các men tiêu hóa ở dịch vị dạ dày phá hủy.
– Ở ruột, bào tử phát triển thành thể hoạt động, giúp cân bằng hệ vi sinh có lợi trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa sau khi sử dụng kháng sinh thời gian dài.

 Việc sử dụng Bacillus subtilis cho thấy hiệu quả tích cực trong việc:

– Giảm áp lực gây bệnh trong đường ruột, duy trì sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.
– Với hệ tiêu hóa, Bacillus subtilis có khả năng phát triển nhanh trong hệ vi sinh đường ruột, đặc biệt tại các vùng bị tổn thương viêm loét, hình thành nên lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các chất độc do vi sinh vật có hại tiết ra, cũng như sự xâm nhập của các vi sinh vật có hại.
– Kích thích sản sinh ra nhiều enzyme, trong đó chủ yếu nhất là các men tiêu hóa amylase, protease, lipase, cenlulase. Đây là các enzyme xúc tác cho các phản ứng phân hủy tinh bột, protein, biến đổi chất xơ thành các loại đường dễ tiêu, giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng.
– Có khả năng đồng hóa một vài vitamin như B2 (Riboflavin) có trò quan trọng đối với hoạt động sống cơ thể động thực vật, có mặt trong các tế bào, tham gia vào quá trình dinh dưỡng cũng như hô hấp của sinh vật
– Đối với hệ miễn dịch và chức năng diệt khuẩn, Bacillus subtilis kích thích cơ thể tiết ra kháng thể miễn dịch IgA trên các bề mặt niêm mạc ruột, từ đó ức chế sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. – Bacillus subtilis có khả năng tổng hợp hơn 12 loại kháng sinh (Bacitracin, Bacillopectin, Mycobacillin, Bacilysin, Prolimicin…) có tác dụng ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt một số vi khuẩn gây hại khác. Nhờ các kháng sinh này mà Bacillus subtilis có khả năng cạnh tranh tốt với các vi khuẩn khác và giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Việc cải thiện cân bằng hệ vi sinh đường ruột giúp tạo môi trường tối ưu để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
Nhờ những tác động trên của Bacillus subtilis, động vật khỏe hơn, năng suất sinh trưởng và phát triển tốt hơn, người chăn nuôi giảm bớt một phần chi phí thuốc điều trị và mang lại lợi nhuận tối ưu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0858775778