“Tăng năng suất và lợi nhuận là những lý do chính để bổ sung enzyme trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Enzyme mang lại hiệu quả trực tiếp trong việc tăng cường tiêu hóa thức ăn, giúp động vật tiêu hoá và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng khả dụng như phốt pho, carbohydrate và các axit amin, đồng thời cũng giúp động vật tăng nguồn năng lượng khả dụng trong cơ thể. Bổ sung enzym trong TĂCN giúp lựa chọn và tận dụng được nhiều nguyên liệu hơn, mang lại sự linh hoạt trong việc xây dựng khẩu phần bằng cách sử dụng các nguồn nguyên liệu ít phổ biến hoặc sử dụng các nguyên liệu thô thay thế. ”
Enzym rất cần thiết trong đời sống bởi nó mang lại nhiều chức năng quan trọng. Enzym có vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi nhờ khả năng phân giải các chất dinh dưỡng của nó. Enzyme là chất xúc tác tự nhiên giúp tăng tốc độ của hầu hết các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào. Enzyme thường xuất hiện ở dạng cấu trúc bậc hai hoặc bậc ba (tức là ba chiều). Trong một số trường hợp, nhiều đơn vị enzym bậc ba kết hợp với nhau để tăng tính đặc hiệu và / hoặc cho phép kiểm soát quy định chi tiết phản ứng xúc tác. Cấu trúc độc đáo này có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các điều kiện môi trường, chẳng hạn như sự thay đổi về nhiệt độ và độ pH, điều này làm cho enzyme không thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Enzyme đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của động vật. Mặc dù các enzym tiêu hóa có thể được tạo ra bởi chính động vật hoặc bởi các vi sinh vật sống tự nhiên trong hệ tiêu hóa của động vật, nhưng nhiều năm nay, các nhà chăn nuôi cũng đã và đang bổ sung các enzym ngoại sinh để tận dụng chất dinh dưỡng và cải thiện năng suất thức ăn chăn nuôi. Ví dụ đối với gia cầm, các cơ chất và enzyme nói chung có thể được xem xét theo ba cách: thứ nhất, enzyme nội sinh được tạo ra một cách tự nhiên trong đường tiêu hóa để giải phóng tại chỗ các chất dinh dưỡng từ các nguyên liệu thức ăn, chẳng hạn như tinh bột, protein và lipid; thứ hai, các enzym ngoại sinh không được tạo ra từ hệ tiêu hóa của động vật hoạt động trên các cơ chất khó tiêu nhưng có khả năng phân giải thành các chất dinh dưỡng, chẳng hạn như glucose trong cellulose; và thứ ba, các enzym ngoại sinh không được tạo ra từ hệ tiêu hóa của động vật có thể hoạt động trên các cơ chất khó tiêu, cũng như ở những nơi có tác dụng kháng dinh dưỡng, do các hợp chất như β-glucans, xylans và phytate.
“Tăng năng suất và lợi nhuận là những lý do chính để bổ sung enzyme trong thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Enzyme mang lại hiệu quả trực tiếp trong việc tăng cường tiêu hóa thức ăn, giúp động vật tiêu hoá và hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng khả dụng như phốt pho, carbohydrate và các axit amin, đồng thời cũng giúp động vật tăng nguồn năng lượng khả dụng trong cơ thể. Bổ sung enzym trong TĂCN cũng giúp lựa chọn và tận dụng được nhiều nguyên liệu hơn, mang lại sự linh hoạt trong việc xây dựng khẩu phần bằng cách sử dụng các nguồn (nguyên liệu) không phổ biến hoặc sử dụng các nguyên liệu thô thay thế.” Khi nhu cầu ngô và lúa mì trong TĂCN ngày càng tăng thì biện pháp chủ chốt là sử dụng đến những nguyên liệu thay thế. Nhu cầu về ngũ cốc gia tăng cũng làm tăng giá của chúng, khiến các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phải tìm kiếm các nguồn thức ăn chăn nuôi thay thế để giảm chi phí. Tuy nhiên, các nguồn thức ăn ít phổ biến không dễ tiêu hóa, vì động vật có thể thiếu các enzym tiêu hóa nội sinh cần thiết, do đó động vật sẽ hấp thụ được ít dinh dưỡng hơn từ thức ăn. Việc sử dụng các enzym ngoại sinh là cần thiết để làm cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn giúp tăng giá trị dinh dưỡng của các nguồn thức ăn ít phổ biến cho động vật.
Trong hơn 20 năm qua, việc sử dụng enzym ngoại sinh trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi đã phát triển và phát triển vượt bậc. Thị trường enzym thức ăn chăn nuôi trên toàn cầu ước tính đạt hơn 1 tỷ đô la Mỹ và dự kiến sẽ tăng thêm 8% trong vòng 5 năm tới. Hiện tại enzym Phytase đang chiếm thị phần lớn nhất; tuy nhiên, việc sử dụng enzym protease và các enzym NSP, chẳng hạn như xylanase, cũng đã tăng tốc đến mức hiện nay chúng được đưa vào hơn 57% khẩu phần cho động vật dạ dày đơn. Ngành chăn nuôi gia cầm là ngành sử dụng enzyme nhiều nhất, tiếp theo là ngành chăn nuôi lợn và nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu ban đầu Ravindran (2013) và Barletta (2011) được thực hiện vào những năm 1920 nghiêng về nghiên cứu các enzym trong khẩu phần của gia cầm. Hoạt động nghiên cứu và dinh dưỡng (R & D) tiếp tục phát triển trong những thập niên 50 và 60, khi khẩu phần lúa mạch được cho ăn phổ biến, và nghiên cứu cho thấy rằng các enzym đã cải thiện năng suất của gia súc và gia cầm. Trong những thập niên 80 và 90, trọng tâm của nghiên cứu là tìm hiểu rõ hơn về NSP trong chất xơ và tác động của chúng đối với năng suất của động vật, và enzym xylanase cũng được sử dụng phổ biến hơn. Vào cuối những thập niên 90, việc sử dụng phytase đã trở thành một quy trình kỹ thuật tiêu chuẩn. Hiện tại, xét về mức độ thâm nhập thị trường của các enzym phytase và của carbohydrase như xylanase, lĩnh vực enzym thức ăn chăn nuôi đang là một thị trường phát triển. Những lợi ích của việc sử dụng bổ sung các enzym ngoại sinh trong TĂCN bao gồm: làm suy giảm của các yếu tố kháng dinh dưỡng, cho phép tận dụng các nguyên liệu thức ăn có chi phí thấp hơn nhưng vẫn hiệu quả, cải thiện FCR và cải thiện năng suất vật nuôi – nhưng để tận dụng tối đa khẩu phần của động vật, điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại enzyme để đáp ứng đúng nhu cầu mà bạn cần cho sự phát triển của động vật.
Cách cải thiện hiệu quả thức ăn và năng suất chăn nuôi bằng phương pháp đổi mới thức ăn
Khái niệm đổi mới khoa học là rất quan trọng đối với tương lai của việc sản xuất protein. Hiện tại, nhu cầu lớn nhất trong ngành thức ăn chăn nuôi là tạo ra sản phẩm thức ăn có thể cải thiện các đặc tính năng suất của động vật (ví dụ, thức ăn giúp đạt tỷ lệ tăng trọng, sản phẩm thức ăn thông minh giúp động vật hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn); tạo ra sản phẩm thức ăn giúp giảm thiểu chi phí (ví dụ, sử dụng các nguyên liệu thức ăn cơ bản ít tốn kém hơn); và tạo ra các sản phẩm giúp tối đa hóa hiệu quả sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong khi các loại nguyên liệu truyền thống tiếp tục được sử dụng với tỷ lệ cao, thì các loại nguyên liệu mới lạ hiện nay thường được đưa vào các công thức xây dựng khẩu phần cho động vật. Một loạt các ứng dụng đổi mới đã và đang được sử dụng để tối ưu hóa và đánh giá sự phát triển liên tục và bền vững của những tiến bộ này. Các công nghệ mới, chẳng hạn như dinh dưỡng học, khám phá mối quan hệ giữa các chất dinh dưỡng trong thức ăn và sự biểu hiện gen. Dinh dưỡng học sẽ cho phép ngành thức ăn chăn nuôi xác định các loại thức ăn có thể giúp động vật đạt được tiềm năng di truyền của chúng bằng cách tác động trực tiếp vào các gen chịu trách nhiệm về tốc độ tăng trưởng, chất lượng thịt và phòng chống dịch bệnh.
Một công nghệ khác cho phép xác định nhanh chóng giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thô là mô hình tiêu hoá trong ống nghiệm. Những mô hình này, có thể được sử dụng cho cả gia cầm và lợn, cung cấp các tùy chọn ra quyết định theo thời gian thực để tối đa hóa việc sử dụng thức ăn đồng thời cải thiện sản lượng chăn nuôi.
Lĩnh vực thứ ba của đổi mới thức ăn liên quan đến việc cung cấp các các thức ăn bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có chứa các enzym ngoại sinh giúp tối ưu và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng. Các enzym này thường có nguồn gốc từ vi sinh vật và được sản xuất mang tính kinh tế hiệu quả và ổn định để phù hợp cho việc sử dụng.
Tác giả: Kyle McKinney
Nguồn: feedaddictive.com